Bạn có thể đã thấy một số tiêu đề đáng sợ về mối nguy hiểm tiềm ẩn của nến thơm, bao gồm cả những tiêu đề cho rằng một số loại (đặc biệt là nến làm bằng sáp parafin) là độc hại và có thể giải phóng các hóa chất độc hại, gây vào không khí.
Tuy nhiên, theo tờ The New York Times, khi đốt nến thơm tạo ra nhiều loại hơi và hóa chất khác nhau và chúng có thể không an toàn khi hít vào ở liều lượng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy với cách sử dụng thông thường, liều lượng bạn nhận được thấp hơn nhiều so với mức được coi là có hại cho của bạn.
Và theo các chuyên gia, không có lý do gì để cho rằng việc thỉnh thoảng đốt nến sẽ nguy hiểm.
Ví dụ, trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã đốt một ngọn nến parafin thơm trong các phòng có kích thước khác nhau và sử dụng các dụng cụ đặc biệt để đo những gì được thải vào không khí và đọng lại ở đó.
Họ phát hiện ra rằng mặc dù một số hóa chất có khả năng gây ung thư, như benzen và formaldehyde, được sản xuất, tuy nhiên, mức đo cao nhất sau 4 giờ đốt liên tục vẫn thấp hơn một nửa so với giới hạn chất lượng không khí trong nhà được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.
Điều này đúng ngay cả trong những phòng tắm nhỏ. Mức cao nhất cũng nằm trong phạm vi được coi là nồng độ hóa chất trong không khí trong nhà điển hình.
Điều này khiến các tác giả nghiên cứu kết luận rằng trong điều kiện sử dụng bình thường, nến thơm không gây ra những rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng.
Pamela Dalton, nhà nghiên cứu về cảm nhận mùi và kích ứng ở Philadelphia (Mỹ), cho biết khi nến cháy, chúng giải phóng các hóa chất ở nồng độ tương đối nhỏ. Những người bước ra đường phố đông đúc của thành phố sẽ hít phải lượng hóa chất độc hại tiềm ẩn cao hơn chỉ từ khí thải ô tô.From: game casino
Bà nói thêm, lượng hóa chất gây mùi được tạo ra nói chung vào khoảng vài phần triệu hoặc thậm chí phần tỷ, tương đương với việc đổ một thìa cà phê hóa chất vào một bể bơi cỡ Olympic.
Tương tự theo Verywell, đốt nến thơm là cách dễ dàng để khiến căn phòng có cảm giác ấm cúng hơn, nhưng một số người không thể chịu được mùi thơm. Một cuộc khảo sát của trường đại học cho thấy những người nhạy cảm với nước hoa có thể bị đau đầu, khó thở và ho khi tiếp xúc với nến thơm.From: web game casino
Tiến sĩ Jyoti Matta, bác sĩ chuyên khoa phổi tại Trung tâm Y tế Thành phố Jersey (Mỹ), cho biết, những mùi thơm nhẹ nhất có thể gây khó chịu cho những người mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Lý do, chúng có thể gây ra cảm giác nóng rát ở cổ họng, tức ngực, ho khan, chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Theo chuyên gia, điều này không liên quan gì đến độc tính của việc đốt nến mà do mùi thơm. Khi bị đốt cháy, nến thơm giải phóng ra bồ hóng và một số hóa chất nhất định vào môi trường.
Tiến sĩ – Bác sĩ Kelly Johnson-Arbor, chuyên gia về chất độc y tế tại Mỹ nói: “Sự phát thải của nến thơm có thể xảy ra do đốt nến tự nhiên cũng như đốt cháy các vật liệu tạo mùi có trong nến và có thể bao gồm benzen, formaldehyde và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs).
Benzen, formaldehyde và một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) đều có liên quan đến ung thư, dẫn đến một số lo ngại về sự an toàn của nến thơm”.
Theo bà, nồng độ carbon monoxide và nitơ dioxide đạt đỉnh điểm xảy ra trong vòng vài giờ sau khi thắp nến, trong khi nồng độ formaldehyde trong không khí có thể tăng lên trong nhiều giờ sau khi thắp nến.
Nếu bạn bị hen suyễn hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc phổi, bạn có thể không muốn đốt nến thơm quá lâu. Nhưng hầu hết mọi người không cần phải lo lắng quá nhiều về việc tiếp xúc với nến thơm.
“Nói chung, những lượng khí thải này xảy ra với số lượng nhỏ không vượt quá các khuyến cáo đã được thiết lập về chất lượng không khí trong nhà và do đó không có khả năng gây ra tác động có hại cho hầu hết mọi người”, Johnson-Arbor nói.
Nến đậu nành hay nến sáp ong an toàn hơn?
Hầu hết nến được bán ở Mỹ đều được làm từ sáp parafin, một sản phẩm phụ của dầu mỏ. Johnson-Arbor cho biết các sản phẩm dầu mỏ có thể tạo ra một lượng lớn bồ hóng và các hợp chất gây ô nhiễm khác khi đốt, nhưng nghiên cứu cho thấy nến đậu nành thải ra ít khói, bồ hóng và formaldehyde hơn.
Nến sáp ong và sáp đậu nành thường được quảng cáo là những lựa chọn thay thế không độc hại, thân thiện với môi trường cho nến parafin, nhưng đôi khi chúng có giá cao hơn. Paraffin có lẽ là loại sáp tồi tệ nhất có trong nến nhưng nó vẫn không phải là mối lo ngại lớn về sức khỏe nếu bạn đốt những ngọn nến này trong phòng thông gió tốt ít hơn 4 giờ mỗi lần.
Theo các chuyên gia, miễn là bạn đốt nến thơm ở mức độ vừa phải, bạn không phải lo lắng quá nhiều về những nguy cơ đối với sức khỏe.
Nến thơm có thể gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở một số người. Hãy cân nhắc việc nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu bạn lo ngại về độ nhạy cảm với mùi hương.